Top Những Laptop Đồ Họa Từ 10 Đến 30 Triệu Đáng Mua Nhất Hiện Nay

Tin tức

Top Những Laptop Đồ Họa Từ 10 Đến 30 Triệu Đáng Mua Nhất Hiện Nay

Với công việc edit video đồ họa cũng như gia công các hiệu ứng kĩ xảo là những công việc yêu cầu phải sử dụng những chiếc máy tính có khả năng xử lí mạnh mẽ. Công việc này có lẽ thích hợp với một dàn máy PC hơn vì chúng có thể tận dụng được khả năng tản nhiệt, và trang bị nâng cấp phần cứng dễ dàng. Tuy nhiên thì việc di chuyển một chiếc PC là điều không thể. Chính vì thế, những chiếc laptop cấu hình mạnh mẽ và khả năng nâng cấp tuyệt vời là một lựa chọn số 1 đối với những công việc kể trên.

Có rất nhiều mẫu máy đồ họa với nhiều phân khúc đã xuất hiện trên thị trường, và việc lựa chọn một chiếc máy phù hợp với bản thân là rất khó khăn. Trong bài viết này, hãy cùng mình điểm qua Top 10+ mẫu Laptop dùng cho đồ họa phân khúc 10 - 30 triệu đồng đáng mua nhất nhé.

Laptop máy trạm khoảng giá 10 - 15 triệu

HP Elitebook 8570W

Ở vị trí đầu tiên là HP Elitebook 8570W: Là một sản phẩm máy trạm cao cấp của HP, cạnh tranh trực tiếp với Dell Precision M4700, HP Elitebook 8570W mang trong mình những nét đặc trưng của dòng máy workstation với nhiều cổng kết nối, màn hình đẹp và cấu hình mạnh mẽ. Tuy nhiên thì HP Elitebook 8560W lại không được trang bị cổng HDMI. Điều này đôi khi sẽ gây bất lợi với người sử dụng.

Màn hình của máy là màn hình 15.6 inch LED Full HD độ phân giải 1920x1080. Máy cũng có 2 tùy chọn màn hình khác là FHD và DreamColor Full HD. Màn hình của HP Elitebook 8570W rât đẹp, khả năng tái tạo màu tốt, hình ảnh sắc nét và chân thực.

Máy cũng được trang bị cấu hình mạnh với Chip xử lý Intel Core i7. Bộ nhớ RAM 8GB DDR3, có thể nâng cấp lên 32GB. Ổ cứng HDD 500GB, có thể nâng cấp thêm cả HDD và SSD. Card đồ họa: NVIDIA Quadro K1000M hoặc K2000M tùy vào từng phiên bản.

HP Elitebook 8570W là dòng máy trạm đời 2013 của HP, đây là cỗ máy thực sự ấn tượng với thiết kế cao cấp, hiệu năng mạnh mẽ và sử dụng bền bỉ. HP Elitebook 8570W thực sự là một lựa chọn đáng cân nhắc trong tầm giá chỉ khoảng chưa tới 10 triệu đồng. HP Elitebook 8570W là chiếc laptop nồi đồng cối đá chính hiệu, máy đạt tiêu chuẩn độ bền quân sự MLS-STD-810F có khả năng chống chịu va đập tốt, nếu chọn mua HP Elitebook 8570W bạn hoàn toàn yên tâm về độ bền cũng như vòng đời của máy, đây cũng là yếu tố khiến hầu hết sinh viên và dân kỹ thuật chọn mua HP 8570W.

Xem chi tiết HP Elitebook 8570W tại đây

HP ZBook 15 G2

Ở vị trí tiếp theo sẽ là HP Zbook 15 G2: Zbook 15 G2 mang trên mình một diện mạo hoàn toàn mới mẻ so với thế hệ Elitebook dòng W trước kia. Với thiết kế mềm mại hơn nhưng cũng rất vững chãi và chắc chắn. Khung máy vẫn được cấu tạo từ hợp kim magie. Phần trên nắp capo được chia làm 2 phần, ở giữa là kim loại phay xước màu đen ánh titan. Bao quanh là viền được sơn phủ lớp nhung để máy không bị đơn điệu và cho cảm giác cầm nắm chắc tay hơn.

Có khả năng chịu đựng đc ở môi trường làm việc khắc nghiệt nhất theo tiêu chuẩn 810G của quân đội Mỹ. Máy được trang bị cấu hình CPU Intel Core i7 4810MQ, bộ nhớ RAM 8GB (Max 32GB) cùng ổ cứng SSD 256GB, card đồ họa rời cao cấp Quadro K1100M (K2100M). Màn hình 15,6 inch độ phân giải Full HD.

Xem chi tiết HP Zbook 15 G2 tại đây

Dell Precision M4700

Vị trí tiếp theo là Dell Precision M4700: Vẫn là một thành viên trong gia đình Dell Precision nhưng Dell Precision M4700 lại được nâng cấp khá đáng kể về hiệu năng cũng như một vài nét về thiết kế. Với bề ngoài giống hệt Dell M4600 nhưng khi mở máy ra thì điểm khác biệt chính là 2 hốc loa của Dell M4600 đã được thay bằng 1 dải loa với hoa văn bắt mắt trên Dell M4700.

Không chỉ thế, máy cũng được trang bị một cấu hình mạnh mẽ hơn với con chip Intel Core i7-3720QM. Con chip này có xung nhịp cao hơn so với M4600 với tốc độ 2.6 Ghz up tp 3.6Ghz. Giúp việc xử lí nhanh hơn, dễ dàng hơn trong các tác vụ yêu cầu xử lí đồ họa nặng. Máy vẫn được trang bị card đồ họa rời K1000 với bộ nhớ RAM và bộ nhớ trong có thể nâng cấp theo nhu cầu người sử dụng.

Xem chi tiết Dell Precision M4700 tại đây

Lenovo Thinkpad W540

Vị trí tiếp theo đó chính là Lenovo Thinkpad W540. Trước nay Lenovo Thinkpad vẫn nổi tiếng với các dòng laptop văn phòng dòng T và X. Nhưng ít ai có để ý rằng Lenovo cũng có những sản phẩm rất mạnh mẽ chuyên để phục vụ anh em đồ họa và viết code. Và Lenovo Thinkpad W540 chính là một trong những sản phẩm đó.

Với phong cách thiết kế giống như những chiếp laptop văn phòng Thinkpad dòng T và X. Tuy nhiên thì máy có bề ngoài đồ sộ, hầm hố hơn, Quanh thân máy có đầy đủ các cổng kết nối cần thiết cộng với sự bố trí khoa học toát lên được sự mạnh mẽ  của máy ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Điểm đặc biệt giúp máy được xếp ở vị trí cao đó chính là bàn phím chất lượng tuyệt vời của máy. Từ trước tới nay thì bàn phím của Thinkpad luôn đạt được điểm số rất cao trong mắt người dùng. Bàn phím này sẽ hỗ trợ tối đa, giúp dễ dàng và chính xác trong việc nhập dữ liệu cũng như viết code lập trình.

Máy cũng được trang bị màn hình 15.6 inch cùng nhiều phiên bản từ Full HD đến 3K, công nghệ IPS và mặt phủ chống lóa giúp cho máy có góc nhìn tốt cùng với khả năng hiện thị màu sắc chính xác ngay cả khi làm việc ngoài trời. Cấu hình của máy cũng rất cao với con chip I7-4800MQ Card đồ họa rời Quadro K1100M. Bộ nhớ RAM của máy cũng có thể nâng cấp lên tới 32GB và bộ nhớ trong có thể nâng cấp cả SSD và HDD theo nhu cầu sử dụng của mọi người.

Xem chi tiết Lenovo Thinkpad W540 tại đây

Dell Precision M4800

Tiếp theo, mình muốn giới thiệu đến các bạn đó chính là chiếc Dell Precision M4800. Mang một hình dáng vuông góc cạnh toát lên vẻ mạnh mẽ kết hợp với lớp vỏ kim loại và khung magie tạo cho máy một sự bền bỉ, mạnh mẽ, máy có thể chịu được nhiệt độ cao chống bụi, chống sốc, chống va đập tốt rất phù hợp với việc mang đi công trình hay sử dụng trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.  

Phiên bản mình đang có ở đây là chip i7-4800MQ, card đồ họa Quardo K2100M 8GB RAM và ổ cứng 500GB. Máy cũng có thể nâng cấp RAM lên tới 32GB với 4 khe cắm RAM và ổ cứng SSD hay HDD đều có thể nâng cấp phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi người. Các tựa game online phổ thông như Liên Minh Huyền Thoại, Đột Kích với mức setting cao nhất thì máy chạy không gặp chút khó khăn nào và luôn duy trì được mức FPS ổn định là trên 100. M4800 vẫn là lựa chọn tin cậy của tất cả anh em làm đồ họa chuyên nghiệp.

Xem chi tiết Dell Precision M4800 tại đây

Laptop máy trạm khoảng giá 15 - 20 triệu

HP ZBook 17 G1

Đầu tiên sẽ là HP Zbook 17 G1. Chiếc máy tính trạm này vẫn có phần khung rất lớn, vô cùng vạm vỡ, rộng 416mm và dày 44mm, trọng lượng 3,8kg (4,5kg nếu tính cả sạc điện). Đây quả thực là một sản phẩm có kích thước và trọng lượng rất lớn, vượt xa máy tính xách tay bình thường nhưng hoàn toàn có thể chấp nhận được khi nó là một máy tính trạm di động với những chức năng mà một chiếc laptop thông thường không thể làm được. Các cạnh được vát khá mềm mại, những đầu góc được bo tròn khiến HP Zbook 17 G1 đỡ thô hơn rất nhiều. Bản lề chắc chắn tạo sự yên tâm khi sử dụng hoặc di chuyển. Chắc chắn HP Zbook 17 G1 là một chiếc máy tính trạm tạo được sự tin tưởng về độ bền cho người dùng.

Là một chiếc laptop chuyên dành cho thiết kế đồ họa, hiển nhiên HP Zbook 17 G1 sẽ được trang bị dòng card chuyên dụng VGA NVIDIA K3100M (4GB). Bên cạnh đó, máy còn sử dụng vi xử lý Intel Core i7-4800MQ (2.7GHz, 6M Cache, up to 3.70 GHz) cùng với 8GB và 500GB HDD. Với cấu hình này, máy có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cơ bản, tốc độ render, xử lý hình ảnh và video từ đó cũng nhanh hơn rất nhiều.

Xem chi tiết HP Zbook 17 G1 tại đây

Dell Precision M6700

Tiếp theo, mình muốn giới thiệu đến các bạn đó chính là chiếc Dell Precision M6700. Dell Latitude M6700  là một chiếc máy trạm di động được thiết kế giành riêng cho người dùng doanh nhân và những người dùng cần tìm một chiếc máy với cấu hình cao, hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, thiết kế máy rất chắc chắn nhưng không kém phần lịch lãm và sang trọng.

Được Dell giới thiệu vào đầu năm 2013 để thay thế cho dòng Precision M6600 trước đó. Về cơ bản thì Dell Precision M6700 không khác gì nhiều nếu thấy máy để cạnh M6600, nhưng khi mở máy chúng ta sẽ nhận thấy M6700 đã có rất nhiều thay đổi.

Máy được trang bị bộ vi sử lý thế hệ thứ 3 MQ 4 nhân 8 luồng mạnh mẽ, đi kèm với đó là các phiên bản VGA K3000/K4000 ( 4G gốc) và ổ cứng HDD 500Gb + SSD 128Gb, máy nặng cả sạc gần 5kg vì có màn hình gần như lớn nhất trong dòng laptop, màn 17.3 Full HD. Đây quả thực là điều rất khó để chúng ta lựa chọn khi máy cho hiệu năng về đồ họa tuyệt vời nhưng lại bất tiện trong di chuyển.

Xem chi tiết Dell Precision M6700 tại đây

Thinkpad W541

Ở vị trí tiếp theo là Thinkpad W541. Với các bạn yêu thích kiểu bàn phím Thinkpad và ngôn ngữ thiết kế đã trở thành huyền thoại thì W541 là sự lụa chọn tốt nhất cho các bạn làm công việc đồ họa nặng. Máy được trang bị lớp vỏ bằng carbon giúp giảm trọng lượng máy đáng kể so với các mẫu máy trạm Dell và HP.

Thinkpad W541 là máy trạm gọn, nhỏ nhất so với các mẫu máy trạm truyền thống khác hiện nay. Máy chỉ nặng 2.5kg. Máy cũng được trang bị cấu hình khủng tương tư như Dell M4800 và HP Zbook 15 G2 với CPU i7 4810MQ, RAM 8GB và ổ cứng SSD 256GB, màn hình fullHD 15.6 inch. Máy cũng có thể nâng cấp ổ cứng, RAM tùy chọn 32GB. W541 hiện là mẫu máy trạm đáng mua nhất của Thinkpad hiện nay.

Xem chi tiết Lenovo Thinkpad W541 tại đây

HP Zbook 17 G2

Ở vị trí tiếp theo là HP Zbook 17 G2: Mặc dù là thiết bị phục vụ công việc gì đi nữa thì HP luôn chú trọng vào thiết kế của sản phẩm, Zbook 17 G2 cũng là một sản phẩm rất được trau chuốt vẻ bề ngoài. Chiếc máy tính trạm này vẫn có phần khung rât lớn, vô cùng vạm vỡ, rộng 416mm và dày 44mm, trọng lượng 3,8kg (4,5kg nếu tính cả sạc điện).

Đây quả thực là một sản phẩm có kích thước và trọng lượng rất lớn, vượt xa máy tính xách tay bình thường nhưng hoàn toàn có thể chấp nhận được khi nó là một máy tính trạm di động với những chữc năng mà một chiếc laptop không thể làm được. Các cạnh được vát khá mềm mại, những đầu góc được bo tròn khiến HP Zbook 17 G2 đỡ thô hơn rất nhiều. Bản lề chắc chắn tạo sự yên tâm khi sử dụng hoặc di chuyển. Chắc chắn HP Zbook 17 G2 là một chiếc máy tính trạm tốt tạo được sự tin tưởng về độ bền cho người dùng.

Chiếc máy có hai phiên bản khác nhau về phần cứng, mô hình cơ bản của HP Zbook 17 G2 được trang bị một bộ vi xử lý Intel Core i7-4910MQ, bộ nhớ RAM 8GB DDR3, ổ cứng HDD 750GB và một card đồ họa rời NVIDIA Quadro K3100MQ, màn hình độ phân giải 1920x1080. HP ZBook 17 G2 cho bạn thoải mái làm việc với những phần mềm nặng một cách tối ưu nhất.

Xem chi tiết Hp Zbook 17 G2 tại đây

Dell Precision M6800

Ở vị trí tiếp theo là Dell Precision M6800. Đây được xem là một trong những sản phẩm hàng đầu của Dell cho dòng máy trạm di động dành cho công việc đòi hỏi 1 hiệu năng mạnh mẽ, hoạt động bền bỉ, ổn định với cường độ cao trong thời gian liên tục. Với sứ mệnh đó, Dell đã cho ra mắt dòng máy trạm 17.3 inch M6800 chuyên dụng. Bộ khung được xây dựng gần như hoàn toàn từ hợp kim magiê và nhôm đem đến cái nhìn mạnh mẽ, cứng cáp. Lớp vỏ bên ngoài máy có màu xám đồng thau trông rất tinh tế và cao cấp, thiết kế có nhiều đường nét nhưng không hề có cảm giác đứt gãy.

Máy được trang bị 2 quạt tỏa nhiệt riêng biệt CPU và GPU giúp việc vận hành máy cường độ lớn luôn mát mẻ và ổn định hiệu năng. Máy hoạt động hầu như không phát ra tiếng ồn gì. Dell Precision M6800 cũng được trang bị cấu hình hết sức mạnh mẽ nhất hiện nay với CPU i7 4800MQ, Card đồ họa rời  Quadro K3100M. Ram 8GB, upto lên tới 32GB với 4 khe cắm RAM. Ổ cứng SSD 128GB và HDD 500GB.

Xem chi tiết Dell Precision M6800 tại đây

Laptop máy trạm khoảng giá 20 - 30 triệu

Dell Precision M3520

Vị trí đầu là Dell Precision M3520: Đây là mẫu laptop có thiết kế văn phòng business nhưng mang trong mình sức mạnh của các mẫu máy trạm. Phù hợp với nhu cầu của các bạn làm công việc đồ nặng, dựng phim, thiết kế 3D, bản vẽ công trình mà hay di chuyển, cần 1 thiết bị nhỏ gọn hơn so với các mẫu máy trạm cồng kềnh, thô kệch.

Thậm chí, với những bạn làm dân văn phòng marketing, sales thi thoảng cũng phải làm video ở mức cơ bản, hay phải trình chiếu thì 1 chiếc laptop với kiểu dáng văn phòng đẹp như Dell 3520 là sự lựa chọn hoàn hảo.

Dell Precision M3520 được trang bị chip Kaby Lake Core i7-7700HQ cùng với RAM 8GB DDR4 nâng cấp tối đa 32GB, với card NVIDIA Quadro M620 2GB tích hợp sẵn. Ổ cứng SSD 512GB các bạn có thể tùy chọn ổ M2 Sata hoặc PCIe hoặc HDD tùy theo nhu cầu sử dụng.

Xem chi tiết Dell Precision M3520 tại đây

Dell Precision 7510

Ở vị trí tiếp theo sẽ là Dell Precision 7510: Dell 7510 có một thiết kế chắc chắn và mạnh mẽ, cấu hình khủng chuyên dụng cho công việc đồ họa, đặc biệt là  màn hình thực sự đẹp và sắc mịn. Đây là mẫu máy thích hợp dành cho các bạn học sinh, sinh viên hay các bạn kỹ sư chuyên ngành đồ họa, công trình đọc bản vẽ, thiết kế 3D chuyên nghiệp. Dell Precision 7510 là chiếc máy đáng để mơ ước của nhiều designer!!!

Dell Precision 7510 có thiết kế đẹp với những đường nét đơn giản, các góc cạnh được bo tròn mang lại cảm giác mềm mại nhưng vẫn toát lên được vẻ lịch lãm tạo sự hấp dẫn người dùng. Vỏ máy chất liệu nhựa, mặt trên phủ sợi carbon bên ngoài mang lại sự chắc chắn, đáng tin cậy của sản phẩm.

Máy được trang bị tùy chọn 2 cấu hình CPU là Core i7-6820HQ và Xeon E3-1575M V5 bộ nhớ RAM 8GB (Max 64GB) ổ SSD và Card đồ họa M1000M và M2000M. Thực sự thì chỉ nghe qua thông số thôi cũng đã có thể hình dung, đây là một con quái vật về hiệu năng khi cho khả năng xử lý đồ họa hình ảnh 3D cực kỳ tốt qua chấm điểm bằng một số phần mềm như 3D Mark, Cinebench…. Máy cho điểm số cực kỳ ấn tượng.

Xem chi tiết Dell Precision 7510 tại đây

Dell Precision M5510

Vị trí tiếp theo chính là Dell Precision M5510: Máy trạm Dell Precision M5510 là chiếc máy tính với cấu hình mạnh mẽ khoác trên mình thân hình mỏng nhẹ và tinh tế. Dell Precision M5510 trang bị màn hình rực rỡ sử dụng công nghệ viền màn hình InfinityEdge siêu mỏng. Dell M5510 thực sự đem lại tất cả những gì mà 1 chiếc máy trạm và 1 chiếc Ultrabook cần có.

Dell Precision M5510 có nắp và đáy được làm bằng nhôm, phía bên trong là chất liệu carbon bền nhẹ mang lại cảm giác thoải mái. Dell Precision M5510 có thiết kế thu gọn dần về phía trước, giúp nó trông mỏng và tinh tế hơn. Máy có cân nặng chỉ khoảng 1,78kg và kích thước là 14.06 x 9.27 x 0.66 in, thật khó tin nếu nói rằng đây chính là một chiếc máy trạm di động với cấu hình mạnh mẽ.

Dell Precision M3800 với cấu hình được xây dựng cho một chiếc máy trạm di động thì Dell Precision M5510 sẽ đáp ứng đồ họa, thiết kế, dựng hình 3D, render video, lập trình… Ổ SSD của Dell Precision M5510 cực kì nhanh. Với card đồ họa chuyên dụng NVIDIA Quadro M1000M, Dell Precision M5510 hoàn toàn chinh phục các ứng dụng 3D. Các ứng dụng như AutoCAD hay Photoshop CC hoạt động nhẹ nhàng trên cỗ máy siêu di động này. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chơi game với Dell Precision M5510.

Xem chi tiết Dell Precision M5510 tại đây

Các bạn có thể tham khảo thêm


facebook twitter

Các tin khác

Những Lựa Chọn Phù Hợp Nhất Trong Tầm Giá Từ 6-8 Triệu Để Chiến Game Mượt Mà

Video Top 5 Laptop Cho Dân Đồ Họa Khủng Đáng Mua Nhất Hiện Nay

Video Top 5 Laptop Đáng Mua Nhất Tầm Giá 5-10 Triệu Cho Sinh Viên

Video Laptop Dùng Ổ Cứng HDD Hay SSD - Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?

Tìm Cửa Hàng
Gọi Hotline
Chat FB Ngay
Chat Zalo Ngay