RAM Là Gì? Cần Bao Nhiêu RAM Cho Laptop Là Đủ? - Minhvu.vn

Tin tức

RAM Là Gì? Cần Bao Nhiêu RAM Cho Laptop Là Đủ?

Như các bạn đã biết RAM là 1 linh kiện để cấu thành lên 1 chiếc Laptop hoặc PC. Nhiều người đi mua máy tính thường luôn thắc mắc bao nhiêu RAM là đủ hay liệu bằng này RAM thì máy có yếu không vân vân và mây mây. Hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem RAM máy tính là gì và bao nhiêu RAM là đủ cho nhu cầu của các bạn.

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem RAM là gì và vai trò của RAM ra sao?

  • RAM là viết tắt của cụm từ Random Access Memory - bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, tức là loại bộ nhớ cho phép truy xuất đọc - ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ ô nhớ. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, những thông tin đó sẽ mất đi khi bạn đóng ứng dụng hay phần mềm hoặc là tắt máy tính đi. 
  • Trái ngược với ổ cứng, bộ nhớ của RAM thấp hơn bộ nhớ của ổ cứng khá nhiều, tuy nhiên RAM lại là nơi để CPU lấy dữ liệu để xử lý nên tốc độ ghi và đọc trong RAM rất nhanh. RAM đóng vai trò quyết định đối với khả năng thực thi đa nhiệm của máy tính. Dung lượng RAM càng lớn, chu kỳ bộ nhớ càng nhanh… thì thiết bị có thể chạy cùng lúc nhiều ứng dụng càng thoải mái. Nếu dung lượng RAM không đủ, máy sẽ gặp phải hiện tượng giật lag hoặc treo do số lượng các tác vụ lớn gây tràn bộ nhớ.
  • Để dễ hiểu các bạn có thể liên tưởng đến nhà bếp. Người nấu ăn là CPU sẽ lấy thực phẩm là dữ liệu và thông tin từ nơi bảo quản - ở đây là Ổ cứng. Sau đó sẽ nấu chúng trên bếp, và cái bếp ở đây chính là RAM. 1 cái bếp lớn có thể nấu được nhiều món cùng 1 lúc hơn là 1 cái bếp nhỏ. RAM cũng thế, dung lượng bộ nhớ RAM càng lớn thi khả năng đa nhiệm là nhiều việc cùng 1 lúc sẽ cao hơn RAM có bộ nhớ thấp.

Trên thị trường ngày nay phổ biến nhất mà chúng ta thường hay gặp là dòng RAM DDR3 và DDR4, những dòng RAM cũ hơn như DDR và DDR2 hầu như không còn xuất hiện vì đây là những dòng RAM cũ ko thích hợp với những cỗ máy tính hiện đại thời nay.

Các RAM DDR3 và DDR4 thì lại chia thành 2 loại là RAM ECC và RAM NonECC hay còn gọi là RAM thường​.

  • RAM ECC là viết tắt của cụm từ RAM Error Checking and Correction là loại RAM có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu truy xuất trong nó giúp tự động sửa lỗi. Khi xảy ra xung đột RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị crash, RAM ECC có độ ổn định rất cao giúp bạn giảm rủi ro và chi phí vận hành. Chính vì khả năng tự sửa lỗi mà RAM ECC thường được dùng trong các hệ thống lớn như các máy trạm, máy chủ để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. Tuy nhiên dòng RAM này có giá cao hơn RAM thường và cần các bo mạch chủ riêng biệt để sử dụng.
  • RAM thường hay RAM NonECC là dòng RAM được phổ biến trên hầu hết các máy tính xách tay cũng như máy bàn ngày nay và có giá thành rẻ hơn RAM ECC.

Các thông số cơ bản được các nhà sản xuất ghi trên RAM mà chúng ta thường quan tâm khi đi chọn RAM

  • Dung lượng RAM được tính bằng MB (MegaByte) hoặc GB (GigaByte). Dung lượng RAM thấp nhất chúng ta thường gặp là từ 2GB trở lên. Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn.
  • Loại RAM thì như ở trên đã nói thì RAM loại nào sẽ được ghi như thế, ví dụ DDR3 thì sẽ ghi là DDR3, DDR4 sẽ là DDR4. Có 1 số loại RAM được ghi là LPDDR3 hoặc DDR3L có nghĩa là RAM đó loại RAM DDR3 nhưng tiêu thụ điện năng ít, nó gần giống với chip Intel U trên CPU.
  • Bus RAM còn gọi là xung nhịp RAM, có thể hiểu là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM, Bus của RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều và có đơn vị là MHz (Mega Hertz). RAM DDR3 thường có xung nhịp nhỏ hơn 2000MHz và RAM DDR4 thì có xung nhịp từ 1800MHz trở lên.
  • CAS RAM hay còn gọi là độ trễ của RAM là khoảng thời gian bạn phải chờ khi đưa ra 1 yêu cầu và chờ RAM trả về kết quả. Đơn vị tính là ms (mili giây). CAS càng nhỏ thì tốc độ xử lý của RAM càng nhanh và ngược lại. Tuy nhiên với đơn vị là mili giây kia thì các bạn yên tâm là ko hề nhận ra độ trễ nào đâu. Cho nên bạn bỏ qua luôn thông số CAS này.

Chúng ta vừa tìm hiểu tổng quát về RAM. Bây giờ mình sẽ giúp các bạn lựa chọn RAM laptop sao cho phù hợp với từng mục đích

  • Đối với nhu cầu giải trí đơn thuần, lướt Web nhẹ nhàng, làm việc với các tác vụ văn phòng thì 4GB - 8GB RAM là đã quá đủ dùng với các bạn rồi.
  • Ngày nay, ngành game đang ngày càng phát triển không ngừng, rất nhiều game với đồ họa đẹp mắt cùng với lối chơi đặc sắc đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới. Nhưng đi đôi với đồ họa đẹp mắt thì cũng yêu cầu một cấu hình máy tinh hoặc laptop không phải là thấp. Cho nên 8GB - 16GB RAM là lựa chọn tối ưu nhất cho các bạn. Bạn cũng có thể chọn lớn hơn 16GB RAM nhưng mình thấy điều đó là lãng phí.
  • Đối với dân thiết kế đồ họa, chỉnh sửa hình ảnh, dựng phim chuyên nghiệp thì RAM càng nhiều càng tốt để đảm bảo trong quá trình thiết kế đồ họa hay dựng 1 đoạn video, 1 bộ phim với chất lượng cao máy tính của bạn luôn hoạt động 1 cách trơn tru và hiệu quả. Mức RAM mình đưa ra là tối thiểu 8GB với Photoshop, Lightroom, đồ họa 2D đơn thuần. Với mức độ cao hơn thì tối thiếu là 16GB RAM trở lên là tốt nhất.
  • Nếu như bạn là 1 đại gia hoặc trót lỡ sinh nhầm vào nhà đại gia và đang sở hữu trong tay những dàn máy PC khủng hoặc những chiếc Laptop siêu cao cấp mạnh mẽ thì có lẽ việc lựa chọn bao nhiêu RAM là đủ sẽ là điều không cần thiết.

Kết luận

Như vậy là mình và các bạn vừa tìm hiểu qua về RAM, tác dụng của RAM cũng như đưa ra những mức dung lượng RAM laptop phù hợp với từng mục đích. Mình hi vọng phần nào đó sẽ giúp các bạn có thể lựa chọn cho mình những chiếc laptop mới hoặc nâng cấp chiếc laptop cũ lên đời để phù hợp với nhu cầu bản thân từng người.


facebook twitter

Các tin khác

Cách Reset Lại Mật Khẩu Máy Tính

Hướng Dẫn Cách Tạo 1 USB Boot Chi Tiết Nhất

Tìm Cửa Hàng
Gọi Hotline
Chat FB Ngay
Chat Zalo Ngay